Top Ad unit 728 × 90

Thông ba lá


THÔNG BA LÁ 




·  Tên thông thường:Thông ba lá.
·  Tên khoa học: Pinus kesya Royle ex Gordon.
·   Họ: Pinaceae (Thông).
·    Nguồn gốc & phân bố (Việt Nam & Thế giới)
Nguồn gốc: Himalaya
Phân bố: Ấn Độ, nam Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Philippines.
·   Hình thái
Cây gỗ lớn cao 30-36m, đường kính ngang ngực 60-100cm, thân thẳng, gỗ màu hồng chứa nhựa. Vỏ màu nâu, nứt dọc và bong thành lớp chồng nhau.
Lá mọc đầu cành thường có 3 lá kim trong một bẹ. Tiết diện hình tam giác rộng 1-31mm, lá dài 10-20cm, màu xanh lá mạ, không rụng hàng năm. Lá mọc trên vòng cành. Mỗi năm có 1-2, đôi khi ba vòng cành.
Rễ phát triển nằm ngang, rễ cọc không rõ rệt, rễ cám có nhiều rễ cộng sinh.
Hoa ra mùa xuân (tháng 2,3), nón quả hình viên chuỳ dài 5-10cm, chín tháng 11,12 năm sau. Khi chín, hạt tách ra, có cánh dài 1-2cm để phát tán. Nón quả không rụng.
·              Sinh lý- sinh thái
Cây ưa đất chua hoặc ít chua, có thành phần cơ giới trung bình, thoát nước tốt. Chịu được đất nghèo xấu, có nhiều đá hoặc kết vón, không chịu được đất sét nặng úng nước và bị glây hoá mạnh.
Cây ưa ánh sáng mạnh từ lúc còn non đến lúc trưởng thành. Tái sinh hạt tự nhiên rất nhanh sau khi khai thác, hoặc sau nương rẫy như cây tiên phong, không tái sinh chồi.
·   Công dụng (thành phần hóa học – các bộ phận trên cây – công dụng)
Có giá trị kinh tế về nhiều mặt. Gỗ lớn dùng để xuất khẩu và dùng trong các ngành xây dựng, kiến trúc, giao thông, đóng tàu thuyền và công nghiệp gỗ lạng, sợi, dăm. Gỗ nhỏ làm cột điện, nguyên liệu giấy sợi dài. Từ nhựa thông chế biến ra côlôphan, dầu thông, tùng tiêu và các dẫn xuất của tinh dầu thông dùng để xuất khẩu và sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như sơn, giấy, dược.
· Ứng dụng trong Cảnh quan:
Trang trí sân vườn, công viên, bãi biển.
Được dùng để trang trí ngoại thất hoặc trồng chậu bố trí tiểu cảnh cân đối
·  Cách trồng và chăm sóc (bảo dưỡng)
Kỹ thuật giống :
Hạt giống thường được thu ở lâm phần từ 15 tuổi trở lên, chu kỳ sai quả 3-4 năm một lần. Thời gian thu hái quả tháng 12-2. Quả khi chín chuyển từ màu xanh sang màu cánh dán, mắt quả to mẩy, nhân hạt chắc, cứng, hạt có nhiều dầu.
Quả sau khi thu về cần ủ 2-3 ngày cho chín đều, đống ủ không nên cao quá 50cm và cần thông gió, mỗi ngày đảo hạt 1 lần. Khi quả chín rải đều phơi dưới nắng nhẹ 3-5 nắng để tách hạt ra. Khi hạt đã khô, vò, sàng sảy hết tạp chất, thu hạt tốt đem bảo quản, cứ khoảng 65-70kg quả chế biến được 1 kg hạt. Có khoảng 60.000 – 70.000 hạt/kg. Tỉ lệ nẩy mầm >90%.
Hạt có thể bảo quản ở nhiệt độ bình thường trong các chum vại hoặc thùng gỗ, độ ẩm hạt khi đưa bảo quản từ 7-8%, phương thức này có thể duy trì sức sống tối đa không quá 1 năm.  Còn trong điều kiện lạnh 5-10oc hạt có thể duy trì sức sống được vài ba năm.
Kỹ thuật trồng:
Thích hợp nơi có nhiệt độ trung bình 18 - 22 0 C, lượng mưa 1.800 - 2.500mm, kém chịu nóng.
Độ cao từ 700 - 800m so với mực nước biển
Đất có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, dày trên 50cm, thoát nước tốt, pH: 4-6.
Trồng tập trung và phân tán .
Hạt giống nhiều, thu hái ở rừng giống chuyển hoá.

Trồng theo tiêu chuẩn ngành về kỹ thuật trồng bằng cây con có bầu và tỉa thưa.

Xem thêm
  1. Cây công trình
  2. Sò đo cam
  3. Thiên tuế
Thông ba lá Reviewed by Nguyễn Trọng Hữu on 11:21 AM Rating: 5

No comments:

Bạn đã đăng một nhận xét!

All Rights Reserved by Thiết kế cảnh quan © 2017
Edit bởi: Nguyễn Trọng Hữu | Chia sẻ bởi: Blogspot VN

Biểu mẫu liên hệ

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.